Một số dấu hiệu điện thoại sắp nổ
Cùng Gia Huy Store điểm qua một số dấu hiệu điện thoại có dấu hiệu bất thường, sắp gây ra cháy nổ để chúng ta dễ dàng phát hiện và đề phòng.
Điện thoại nóng nhanh khi sạc pin
Rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra trong lúc điện thoại đang cắm sạc. Trong trường hợp điện thoại bạn quá nóng khi sạc pin, hãy rút sạc ra ngay rồi tìm cách giải quyết. Đừng để tình trạng này diễn ra nhé!
Điện thoại nóng lên bất thường khi sử dụng
Nếu bạn không sử dụng hay tác động gì đến điện thoại, hoặc chỉ vừa thực hiện một vài tác vụ đơn giản mà điện thoại đã nóng lên bất thường thì đây có thể là một dấu hiệu điện thoại sắp phát nổ.
Pin điện thoại bị phồng lên
Sau một thời gian sử dụng, nếu bạn thấy pin điện thoại to lên, phồng lên, đó là dấu hiệu của việc pin kém chất lượng, xuống cấp, dễ gây ra tình trạng cháy nổ trong quá trình sử dụng.
Sạc pin điện thoại rất chậm, lâu đầy pin
Nếu bạn nhận thấy hiện tượng cắm sạc điện thoại đã lâu nhưng pin không đầy, có thể điện thoại của bạn đã gặp trục trặc về jack cắm hoặc về pin.
Cách phòng tránh cháy nổ, nổ pin điện thoại
Không nên vừa sạc vừa sử dụng điện thoại
Việc sạc pin và sử dụng điện thoại cùng lúc sẽ làm điện thoại nóng lên cực nhanh, ảnh hưởng đến tuổi thọ pin, thậm chí dễ dẫn đến tình trạng cháy nổ điện thoại. Vì thế, trong khi sạc pin, hãy để điện thoại được “nghỉ ngơi” và nạp năng lượng cho lần sử dụng tiếp theo. Đừng “vắt kiệt” chúng quá nhé!
Sử dụng bộ sạc chính hãng, phù hợp với điện thoại
Những bộ sạc kém chất lượng, không đáp ứng đúng, đủ tiêu chuẩn dành cho điện thoại sẽ gây lỗi pin hoặc cung cấp dòng điện lớn hơn khả năng tiếp nhận của máy. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng hỏng hóc, thậm chí pin phát nổ sau một thời gian sử dụng. Bạn nên sử dụng bộ sạc chính hãng đi kèm máy, hoặc sử dụng bộ sạc từ những hãng uy tín, phù hợp với thông số của điện thoại để máy không bị quá nhiệt hoặc gặp lỗi khi sạc.
Bảo quản và sử dụng điện thoại ở nơi khô ráo, thoáng mát
Bạn không nên để điện thoại ở những nơi ẩm thấp hoặc sạc điện thoại trên chăn, nệm, những vật dễ cháy, tránh tình trạng điện thoại bị quá nhiệt, dễ phát nổ. Đồng thời, bạn không nên sử dụng điện thoại dưới mưa, vì nước mưa dễ dính vào các linh kiện bên trong và khiến điện thoại phát nổ.
Tạm kết
Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được về các nguyên nhân gây ra tình trạng điện thoại phát nổ và cách phòng tránh cháy nổ điện thoại. Nhất là các bậc phu huynh có con em đang phải học trực tuyến như hiện nay phải chú ý và đề phòng để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.